Dầu dừa là một trong những loại dầu thiên nhiên phổ biến nhất trên thế giới và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, từ chăm sóc sức khỏe đến làm đẹp lẫn nấu ăn. Hiệu quả và tác dụng của dầu dừa rất lớn và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, để sản xuất dầu dừa tự nhiên có hai phương pháp đó là phương pháp thủ côngphương pháp ép lạnh:

1. Phương pháp nhiệt thủ công truyền thống:

Đầu tiên lấy cơm dừa tươi xay ra mịn và làm nước cốt dừa. Sau đó nấu đến khi vừa nước dừa đông lại thành màu nâu và có lớp dầu chảy bên ngoài. Sử dụng chai lọ rót lớp dầu và bảo quản. 

Các bước làm dầu dừa truyền thống:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chuẩn bị số lượng dừa tươi tùy theo nhu cầu sản xuất dầu dừa.
  • Dao mổ hoặc búa để đập vỏ dừa.
  • Nước uống sạch.

Bước 2: Tách vỏ và thịt dừa

Sử dụng dao hoặc búa để đập vỏ dừa và tách thịt dừa ra khỏi vỏ. Sau đó, lột bỏ lớp mỏng bọc thịt dừa bên trong vỏ.

Bước 3: Rửa thịt dừa

Rửa thịt dừa với nước uống sạch để loại bỏ các tạp chất.

Bước 4: Xay thịt dừa

Xay thịt dừa bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm thêm môt chút nước để lấy nước cốt dừa.

Bước 5: Ép nước cốt dừa

Cho hỗn hợp đã xay vào một khay ép dầu hoặc vải lọc. Ép và vắt mạnh tay nước cốt đến khi hết cặn để lấy được nhiều nước cốt.

Bước 7: Đun sôi nước cốt thu được dầu dừa

Đun sôi dầu dừa trong một nồi khuấy thật đều tay và lúc này bắt đầu thấy lớp váng dầu dần dần xuất hiện đun đến khi lượng dầu đã đủ nhu cầu sử dụng. Kế đến, lấy dầu dừa ở phía trên cùng của nồi lọc hết tạp chất và đổ vào bình hoặc chai lớn.

Bước 8: Bảo quản dầu dừa

Dầu dừa có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh. Dầu dừa sẽ đông cứng ở nhiệt độ thấp, nhưng bạn có thể làm tan chúng bằng cách đem dầu dừa ra ngoài để dần tan chảy.

2. Phương pháp ép lạnh:

Có thể kể đến như lấy phần cùi dừa để xay thành cơm dừa tươi, sấy lạnh và ép bằng máy ép nguội để lấy dầu, lọc dầu bằng màng lọc rùi khử vi khuẩn bằng tia cực tím. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư hơn so với cách sản xuất dầu thủ công thông thường. Tuy nhiên dầu dừa thu được giữ được hầu hết các chất có lợi như  chất chống oxy hóa, các acid béo no: axit lauric, palmitic, stearic…là các dưỡng chất có chức năng kháng khuẩn, kích thích sự tổng hợp collagen.

Phương pháp sản xuất dầu dừa ép lạnh cần có những điều kiện như sau:

Thứ nhất đó là công nghệ sản xuất dầu dừa ép lạnh: Cái khó nhất trong phương pháp sản xuất dầu dừa ép lạnh là toàn bộ quy trình sản xuất phải dưới 50*C để giữ được các chất có trong dầu như  Vốn đầu tư lớn và mặt bằng nhà xưởng rộng rãi là một khó khăn khi sản xuất bằng dầu dừa ép lạnh.

Thứ 2 là nguồn dừa già ổn định : Cách làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh đi theo quy mô lớn. Mỗi mẻ dầu dừa cần nguyên liệu ít nhất từ 1 cơm dừa trở lên đủ cho nhu cầu vận hành máy móc. Hiện nay, chỉ duy nhất khu vực tỉnh Bến Tre là có sản lượng trái dừa già đủ để sản xuất dầu dừa bằng công nghệ ép lạnh.

Các bước thực hiện sản xuất dầu dừa lạnh:

Bước 1, Thu mua nguyên liệu : 

Giống dừa trồng tại Bến Tre, tuổi quả từ 11 – 12 tháng tuổi, thời gian lưu trữ không quá 15 ngày sau khi thu hái.

Bước 2. Xử lý nguyên liệu thô: 

Dừa nguyên liệu được tách bỏ xơ, gáo thu cơm dừa, cơm dừa được loại bỏ vỏ nâu, tiếp theo là các quá trình: rửa, băm, nghiền thô, nghiền mịn sau đó xấy lạnh cho cơm dừa khô.

Bước 3. Ép lạnh: 

Cơm dừa khô sau được đưa vào máy ép lạnh dạng trục vít tạo thành dịch sữa dừa. Các ống trong máy được làm lạnh bằng nước để bảo đảm quá trình ép nhiệt độ luôn luôn dưới 50*C. Sản phẩm thu được từ quá trình này sẽ được dẫn tới bộ phận quay li tâm để tách dầu dừa khổi các tạp chất.

Bước 4. Máy quay li tâm: 

Trước khi quay li tâm, địch sữa dừa sẽ được làm loãng khoảng 1.5 lần rồi đi qua bộ phận điều chỉnh nhiệt độ để duy trì ở mức nhiệt độ 45*C. Dịch sữa dừa sẽ đi qua bộ phận quay li tâm lần 1 với tốc độ tốc độ ly tâm 15.000 v/ph, lần 2 là 21.000 v/ph và lần 3 là 24.000 v/ph sẽ thu được dầu dừa.

Bước 5. Thiết bị lọc chân không : 

Dầu dừa thu được sau 3 lần ly tâm được loại nước trên thiết bị cô chân không, ở độ chân không 40 mbar, thời gian 13 phút, nhiệt độ 50 độ C, sau khi lọc chân không sẽ thu được dầu dừa tinh khiết.